Cùng với sự phát triển của công nghệ và sự thay đổi trong môi trường kỹ thuật, quy định về thẩm duyệt Phòng Cháy Chữa Cháy (PCCC) ngày càng trở nên quan trọng và cần được cập nhật để đảm bảo an toàn và tính hiệu quả. Quy định mới nhất về thủ tục thẩm duyệt PCCC đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính an toàn cho các công trình xây dựng và hoạt động hàng ngày.
Để hiểu rõ hơn về các quy định mới nhất và quy trình thẩm duyệt PCCC, chúng ta sẽ tìm hiểu các điểm chính và cách thức thực hiện quy định mới này, để đảm bảo rằng các công trình xây dựng và hoạt động có được một hệ thống PCCC an toàn và hiệu quả.
Thủ tục yêu cầu thẩm duyệt PCCC
Cũng như việc xin giấy phép xây dựng nhà ở hay các công trình xây dựng khác, việc thẩm duyệt PCCC cũng tương tự như vậy. Những vấn đề liên quan đến hệ thống PCCC như bản thiết kế, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công… cần được trình duyệt lên cơ quan PCCC để được thẩm duyệt.
Bước 1: Nộp hồ sơ
Đơn vị cần thẩm duyệt PCCC sẽ nộp hồ sơ cơ quan có thẩm quyền, ở đây là phòng cảnh sát PCCC tại các địa phương theo các hình thức như sau:
- Nộp trực tiếp tại bộ phận một cửa
- Nộp trực tuyến tại cổng dịch vụ công
- Nộp qua bưu điện hoặc cá nhân được ủy quyền theo quy định
Bước 2: Kiểm tra hồ sơ
Cán bộ tiếp nhận sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ. Nếu đầy đủ thì tiếp nhận và ghi thông tin vào phiếu PC03 (tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính về PCCC. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ thì phản hồi, hướng dẫn hoàn thiện và ghi thông tin vào phiếu PC04 (hướng dẫn bổ sung đề nghị giải quyết thủ tục hành chính về PCCC)
Bước 3: Trả lời kết quả
- Nếu nộp hồ sơ trực tiếp: Cán bộ tiếp nhận giao trực tiếp phiếu tiếp nhận giải quyết (PC03) hoặc phiếu hướng dẫn bổ sung hồ sơ (PC04).
- Nếu nộp qua cổng thông tin điện tử: cán bộ sẽ trả lời qua thư điện tử, tin nhắn điện thoại,. về các nội dung tiếp nhận hoặc hướng dẫn bổ sung
- Nếu nộp hồ sơ qua bưu điện thì cán bộ sẽ gửi thông tin qua địa chỉ mà đơn vị đã cung cấp
- Trường hợp không đủ điều kiện, không thuộc diện thẩm duyệt PCCC thì cơ quan chức năng sẽ trả lời bằng văn bản.
Những quy định về thủ tục thẩm duyệt PCCC được quy định cụ thể trong nghị định 79/2014/NĐ-CP ban hành ngày 31/7/2014. Các chủ đầu tư hay các đơn vị nhà thầu cần phải hiểu rõ các bước thủ tục trong quy định này để thực hiện theo đúng quy định. Các bước này được thực hiện tuần tự như sau:
Tìm nhà cung cấp thiết kế về phòng cháy
Tìm NCC thiết kế PCCC có năng lực, có uy tín kinh nghiệm là bước quan trọng khởi đầu. Các đơn vị này cần có đủ tư cách pháp nhân. Họ sẽ tiến hành tư vấn, khảo sát, báo giá cho toàn bộ hệ thống PCCC.
Chọn thiết kế phù hợp
Căn cứ vào những yêu cầu của CĐT, quy mô thực tế của dự án, đơn vị thiết kế sẽ khảo sát và tiến hành thiết kế hệ thông PCCC cho toàn bộ công trình một cách cụ thể nhất. Bản thiết kế sẽ cần phù hợp với kiến trúc công trình và phải đảm bảo những quy định của luật PCCC.
Trình thẩm duyệt
Sau khi bản thiết kế PCCC cho công trình được hoàn thiện, đơn vị thiết kế sẽ trực tiếp làm việc với cơ quan PCCC địa phương để trình thẩm duyệt. Việc thẩm duyệt sẽ kiểm tra xem bản vẽ có đúng, đủ theo những quy định được về PCCC ban hành hay không. Hoặc bổ sung, yêu cầu lại cho phù hợp với quy định của luật.
Mời thầu thi công
Sau khi bước thẩm duyệt hoàn thành, mọi thủ tục thẩm duyệt đều được đánh giá đạt. Lúc này, cơ quan quản lý sẽ cấp giấy phép chứng nhận thẩm duyệt PCCC đạt yêu cầu. Chủ đầu tư sẽ tiến hành mời đơn vị thi công PCCC và bắt đầu thi công theo đúng bản vẽ được duyệt. CĐT có thể thuê thêm đơn vị tư vấn giám phát để đảm bảo hệ thống được lắp đặt theo đúng bản vẽ.
Báo cáo kiểm định
Sau khi công trình được thi công xong, CĐT sẽ lập hồ sơ đề nghị và trình cơ quan PCCC nghiệm thu toàn bộ công trình. Nếu như đạt yêu cầu thì coi như công việc đã hoàn thiện.
Xem thêm: Danh sách các biểu mẫu phòng cháy chữa cháy
Những quy định mới nhất về thẩm duyệt PCCC
Hiện nay, thẩm duyệt dự án PCCC là một quy trình chặt chẽ và luật hoá, thực hiện bởi các cơ quan chức năng PCCC. Điều này đảm bảo rằng việc thẩm duyệt tuân theo quy định và quy trình được áp dụng một cách đáng tin cậy và hiệu quả. Các quy định liên quan đến thẩm duyệt PCCC luôn được cập nhật và điều chỉnh để phù hợp với tình hình thực tế và sự phát triển công nghệ, đồng thời đảm bảo rằng tính an toàn của công trình ngày càng cao hơn.
Những giới hạn thời gian trong quá trình thẩm duyệt PCCC
– Dự án thiết kế quy hoạch PCCC: không quá 10 ngày làm việc (chưa tính ngày nghỉ)
– Thiết kế chi tiết: không quá 10 ngày làm việc (chưa tính ngày nghỉ) đối với các công trình thuộc nhóm A. Và không quá 5 ngày làm việc với các công trình thuộc nhóm B và C
– Bản thiết kế thi công, thiết kế kỹ thuật cho công trình: không quá 15 ngày làm việc (với công trình nhóm A), và không quá 10 ngày đối với công trình nhóm B, C.
– Chấp thuận địa điểm xây dựng công trình: không quá 5 ngày làm việc với cả 3 nhóm công trình B, C, D
Đối tượng nào cần phải trình thẩm duyệt?
Chủ đầu tư các dự án có công trình phòng cháy chữa cháy: Đây là người hoặc tổ chức có trách nhiệm xây dựng và quản lý dự án, và đảm bảo rằng công trình phòng cháy chữa cháy đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và phòng cháy chữa cháy.
Những dự án đã được quy định tại phụ lục IV theo nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/7/2014: Đây là các dự án đã được quy định cụ thể trong Nghị định số 79/2014/NĐ-CP nhưng loại trừ những công trình có đối tượng thực hiện thủ tục PCCC hành chính tại cấp trung ương và những công trình PCCC theo ủy quyền của Cục cảnh sát PCCC và cứu hộ cứu nạn.
Cơ quan nào thực hiện thẩm duyệt PCCC?
Cơ quan có nghĩa vụ thực hiện phê duyệt PCCC là cơ quan cảnh sát PCCC ở các tỉnh địa phương, các tỉnh trực thuộc trung ương, phòng cảnh sát PCCC cứu hộ cứu nạn ở công an các tỉnh trên cả nước.
Kết quả trả về khi thực hiện thủ tục thẩm duyệt PCCC
Sau khi hoàn tất quy trình thẩm duyệt PCCC mà hồ sơ được xét duyệt, công nhân, cơ quan chức năng sẽ đóng dấu “đã thẩm duyệt về thiết kế PCCC” vào các văn bản liên qua và bản vẽ. Đồng thời, trả lời về những giải pháp PCCC với các thiết kế tại dự án hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình PCCC.
Trên đây là những quy định mới nhất về thủ tục thẩm duyệt PCCC, hãy truy cập website thicongpccc.vn của chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin hữu ích hơn.